Những quy định về kế toán nợ phải trả

NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ KẾ TOÁN NỢ PHẢI TRẢ

   * Nội dung các khoản nợ phải trả

     - Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn luôn phát sinh các khoản công nợ phải trả giữa doanh nghiệp với các tổ chức kinh tế, các cá nhân…. Các khoản phải trả là một bộ phận thuộc nguồn vốn của doanh nghiệp được tài trợ từ các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả.

     - Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ những giao dịch và sự kiện đó qua mà doanh nghiệp phải thanh toỏn từ cỏc nguồn lực của mình.

     - Các khoản công nợ phải trả phát sinh trong doanh nghiệp một cách thường xuyên liên tục bao gồm nhiều loại có nội dung kinh tế và yêu cầu quản lý khác nhau.

Căn cứ vào nội dung kinh tế, khoản công nợ phải trả trong doanh nghiệp được,hia thành các khoản sau:

  • Các khoản nợ vay phải trả: Bao gồm các khoản vay ngắn hạn, vay dài hạn, trái phiếu phát hành, …
  • Các khoản nợ phải trả trong thanh toán: Bao gồm khoản phải trả phát sinh trong thanh toán của doanh nghiệp như: Phải trả người bán, Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, Phải trả người lao động, Phải trả nội bộ, thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng, ...
  • Chi phí phải trả và các khoản dự phòng phải trả: Bao gồm các khoản  chi phí phải trả, Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, Dự phòng phải trả,..
  • Các khoản phải trả, phải nộp khác: Bao gồm khoản phải trả về nhận ký quỹ, ký cược, Thuế thu nhập hoãn lại phải trả, Các khoản phải trả, phải nộp khác,...

Căn cứ vào thời hạn thanh toán, khoản công nợ phải trả trong doanh nghiệp được chia thành các khoản sau:

-    Các khoản nợ phải trả ngắn hạn: Là các khoản nợ phải trả có thời hạn thanh toán dưới một năm hoặc dưới một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Thuộc khoản nợ phải trả ngắn hạn bao gồm:

                 + Vay ngắn hạn

                 + Khoản nợ dài hạn đến hạn trả

                 + Các khoản phải trả người bán ngắn hạn

                 + Thuế và các khoản nộp Nhà nước

                 + Các khoản phải trả người lao động

                 + Các khoản chi phí phải trả ngắn hạn

                 + Các khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn

                 + Các khoản phải trả ngắn hạn khác

-    Các khoản nợ phải trả dài hạn: Là các khoản nợ phải trả có thời hạn thanh toán trên một năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Thuộc khoản nợ phải trả dài hạn gồm:

                 + Vay dài hạn

                 + Nợ dài hạn 

                 + Trái phiếu phát hành

                 + Các khoản chi phí phải trả dài hạn

                 + Các khoản nhận ký quỹ, ký cược dài hạn

                 + Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

                 + Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm

                 + Dự phòng phải trả

                 + Các khoản phải trả dài hạn khác

  Những quy định về kế toán nợ phải trả

-    Phải theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải trả theo từng đối tượng, thường xuyên tiến hành đối chiếu, kiểm tra các khoản nợ phải và số nợ đã trả. Các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp phải được phân loại thành nợ phải trả ngắn hạn và nợ phải trả dài hạn theo thời hạn phải thanh toán của từng khoản nợ phải trả

-    Phải theo dõi cả về nguyên tệ và quy đổi theo “ đồng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” đối với các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ. Cuối kỳ kế toán, phải điều chỉnh số dư các khoản nợ phải trả theo tỷ giá thực tế ngày cuối kỳ kế toán.

-    Phải theo dõi chi tiết theo cả chỉ tiêu giá trị và hiện vật đối với các khoản nợ phải trả bằng vàng, bạc, đá quý. Cuối kỳ kế toán, phải điều chỉnh số dư các khoản nợ phải trả theo giá thực tế ngày cuối kỳ kế toán.

-    Các tài khoản nợ phải trả chủ yếu có số dư bên có, nhưng một số tài khoản thanh toán như: TK331, 333,338. ...có thể vừa có số dư bên Có, vừa có số dư bên Nợ. Cuối kỳ kế toán khi lập báo cáo tài chính không bù trừ số dư bên Nợ và số dư bên Có của các tài khoản mà phải căn cứ vào số dư chi tiết để lấy số  liệu ghi vào các chỉ tiêu tương ứng phần Tài sản và Phần Nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán.

  Nhiệm vụ kế toán nợ phải trả trong doanh nghiệp:

               Theo dõi, ghi chép, phản ánh một các kịp thời, đầy đủ và chính xác các khoản nợ phải trả và tình hình thanh toán các khoản nợ, qua đó kiểm tra kiểm soát tình hình quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

               Tổ chức kế toán chi tiết và các khoản nợ phải trả theo từng đối tượng cho từng khoản nợ theo các chỉ tiêu tổng số nợ phải trả, số đã trả, số còn lại phải trả và xác định theo thời  hạn phải trả.

               Cung cấp kịp thời (thường xuyên và định kỳ) những thông tin về tình hình công nợ phải phải trả và tình hình thanh toán công nợ cho chủ doanh nghiệp và các cán bộ quản lý doanh nghiệp làm cơ sở, căn cứ cho việc đề ra các quyết định hợp lý trong việc chỉ đạo qúa trình sản xuất kinh doanh và quản lý tài sản của doanh nghiệp.