QUY TRÌNH LẬP BÁO CÁO THUẾ GTGT-HỒ SƠ XNK

Hàng tháng các đơn vị phải kê khai và nộp đầy đủ các biểu mẫu, chứng từ, liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp, bao  gồm các mẫu quy định như sau:

 A- LẬP BÁO CÁO THUẾ GTGT

1/ Tờ khai thuế GTGT (Mẫu số : 01/GTGT)

2/ Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra (Mẫu số : 02/GTGT)

3/ Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá , dịch vụ mua vào ( Mẫu số : 03/GTGT)

4/ Bảng kê hàng hoá , dịch vụ mua vào có hoá đơn bán hàng ( Mẫu số : 05/GTGT)

5/ Bảng kê bán lẻ  hàng hoá, dịch vụ ( Mẫu số : 06/GTGT)

6/ Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn ( Mẫu số : 26/GTGT)

7/ Bảng kê doanh thu và thuế đầu ra (Mẫu số : PTV-QT 6.2.2-2/BM01)

8/ Bảng phân bổ thuế GTGT đầu vào theo doanh thu phát sinh(Mẫu số:PTV-QT 6.2.2.2-/BM02)

9/ Đĩa lưu.

 B - LẬP BỘ HỒ SƠ XUẤT KHẨU

1/ Bảng kê bộ hồ sơ xuất khẩu- Tháng

2/ Đĩa lưu.

                                    HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁC BIỄU MẪU

 A- LẬP BÁO CÁO THUẾ GTGT

 1/ Tờ khai thuế GTGT (Mẫu số : 01/GTGT)

     Cơ sở căn cứ vào bảng kê hoá đơn mua, bán hàng hoá, dịch vụ để kê khai vào các chỉ tiêu tương ứng.

Cách ghi :

+ Dòng (1) : Tổng hợp doanh thu, thuế, từ bảng kê doanh thu thuế đầu ra( Mẫu số 02/GTGT)

+ Dòng (2) : bằng a+b+c+d.

                    ( a,b,c,d: lấy số liệu từ bảng kê DT thuế đầu ra phân theo nhóm thuế suất)

+ Dòng (3) : bằng giá trị HH mua vào mẫu 03/GTGT+ (giá trị HH mua vào có HĐ BH – số  thuế GTGT được KT) mẫu 05/GTGT

+ Dòng (4) : bằng thuế GTGT (mẫu 03/GTGT)  + thuế GTGT ( mẫu số 05/GTGT)

+ Dòng (5) : bằng số liệu lấy từ (Mục IV – thuế đầu vào được KT) trong bảng phân bổ thuế GTGT đầu vào theo doanh thu phát sinh ( mẫu PT-QT-6.2.2-2/BM02).

+ Dòng (6) : bằng dòng 2-5.

+ Dòng (7) : bằng số thuế GTGT kỳ trước chuyển qua.

+ Dòng  (8): bằng số thuế đã nộp trong tháng.

+ Dòng (9) : bằng số thuế đã được hoàn trả trong tháng.

+ Dòng (10) : bằng dòng số 6+7.

 2/ Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra ( Mẫu số : 02/GTGT)

   *Cách ghi:

+ Bảng kê bán hàng mở từng tháng, ghi theo trình tự thời gian hoặc kết hợp theo từng nhóm, loại hàng hóa, dịch vụ và theo từng mức thuế suất thuế GTGT riêng.

+ Căn cứ vào bảng kê chi tiết, cơ sở lập tờ khai hàng tháng.

+ Cột (5) mã số thuế người mua : trường hợp người mua không có mã số thuế thì gạch ngang (-) hoặc chừa trống.

+ Cột (6) : Ghi tên 1 số mặt hàng đại diện có doanh thu cao nhất ghi trên tờ hoá đơn.

+ Cột (7) : Đối với HĐ GTGT là giá tính thuế (chưa có thuế GTGT).

+ Cột (8) : Ghi tỷ lệ thuế suất được hưởng %

+ Cột (9) : Ghi số thuế GTGT trên hoá đơn.

* Cách kê khai hoá đơn bị hủy, hàng bán trả lại:

       a/ Hoá đơn bị hủy:

  • Phát sinh trong tháng chưa kê khai thuế: ghi số HĐ , số sêry, ngày,lý do HĐ hủy, không ghi giá trị.
  • Đã kê khai doanh thu & thuế đầu ra nhưng giảm vào các tháng kế tiếp, khi kê khai thuế phải ghi số HĐ, số sêry, ngày, số biên bản hủy HĐ, ghi số âm doanh thu & thuế đầu ra để giảm trừ.

b/ Hoá đơn hàng bán bị trả lại:

  • Trường hợp hàng hóa bị trả lại toàn bộ: ghi số HĐ, số sêry, ngày, sốbiên bản trả hàng, ghi số âm doanh thu & thuế đầu ra để giảm trừ.
  • Trường hợp hàng hóa bị trả lại 1 phần : ghi số HĐ , số sêry, ngày, số biên bản trả hàng , ghi số âm doanh thu & thuế đầu ra căn cứ vào số hàng trả lại ghi trên biên bản & hoá đơn xuất trả hàng để giảm trừ.

       c/ Xuất trả hàng cần lưu ý 2 trường hợp :

  • Bên bán hàng xuất hoá đơn GTGT nhưng đơn vị trả hàng xuất bằng hóa đơn bán hàng, thì trên HĐ xuất trả hàng bên mua ghi rõ xuất trả hàng của HĐ số , sêry, xuất ngày, tháng, năm, số lượng, đơn giá chưa thuế, tổng tiền hàng, thuế GTGT, tổng tiền thanh toán. Căn cứ vào hoá đơn & biên bản trả hàng, bên bán làm cơ sở kê khai để giảm trừ doanh thu & thuế đầu ra.
  • Bên bán hàng xuất bằng hoá đơn GTGT nhưng cơ sở trả hàng là tư nhân không có HĐ, thì yêu cầu lập biên bản trả hàng  ghi rõ lý do trả hàng kèm theo hóa đơn liên đỏ của bên bán. Biên bản này được giữ cùng với hoá đơn bán hàng để làm căn cứ để điều chỉnh giảm doanh thu & thuế đầu ra khi kê khai thuế GTGT của bên bán.

3/ Bảng kê  hoá đơn chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào ( Mẫu số: 03/GTGT)

    Liệt kê tất cả các chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào có HĐ (GTGT)  phát sinh trong tháng kể cả biên lai nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu.

+  Cột (5) :  Trường hợp người bán không có mã số thuế thì gạch ngang (-) hoặc chừa  trống.

+  Cột (6) :  Nếu hoá đơn gồm nhiều mặt hàng thì ghi mặt hàng có doanh thu cao nhất trên hoá đơn đó.

+  Cột (7) : Đối với HĐ GTGT là giá tính thuế (chưa có thuế GTGT).

+ Cột (8) :  Ghi tỷ lệ thuế suất được hưởng %

+  Cột (9) : Ghi số thuế GTGT trên hoá đơn hoặc số  thuế GTGT trên biên lai nộp thuế hàng nhập khẩu.

    Nếu là hàng nhập khẩu ghi ngày, số biên lai, thuế GTGT vào các cột 2,3,4 số thuế GTGT ghi vào cột (9) riêng doanh thu cột (8) ghi giá trên hoá đơn nhập khẩu.

    Trường hợp mua vào hàng hoá không đúng hoặc kém chất lượng, phải trả lại cho người bán, bên mua phải lập biên bản & hoá đơn trả hàng ( sử dụng HĐ đầu ra của đơn vị ) làm căn cứ để kê khai giảm trừ đầu vào .

4/ Bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào có hóa đơn bán hàng ( Mẫu số :05/GTGT)

    + Lập bảng kê từng tháng, ghi theo thứ tự chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ .

    + Trường hợp sơ sở mua hàng hoá là nông sản , thủy sản chưa qua chế biến ( thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT ở khâu sản xuất )  mua của cơ sở  SX sử dụng HĐ GTGT đầu vào cũng được kê khai vào bảng này .

    + Cột (6)    : Ghi mã số thuế người bán, trường hợp người bán không có mã số thuế thì gạch ngang (-) hoặc chừa trống .

    + Cột (7)    : Ghi giá mua hàng hoá, dịch vụ, ghi trên hoá đơn bán hàng .

    + Cột (8)    : Ghi số tiền thuế được khấu trừ, áp dụng theo công thức tính sau :

  

                       Tiền thuế được      =      Giá mua hàng hoá, dịch vụ    X       1%

                            Khấu trừ                               ghi trên hoá đơn

    + Cột (9)    : Ghi tỷ lệ được khấu trừ (%)

    + Cột ( 10) : Ghi địa chỉ hoặc số điện thoại của người bán

Số thuế GTGT được khấu trừ của biểu này sẽ được tổng hợp vào dòng số 5 tờ khai thuế GTGT số 01/GTGT hàng tháng .

5/ Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ ( Mẫu số 06/GTGT)

    + Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ dùng cho các cơ sở kinh doanh có bán lẻ hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện phải lập hoá đơn bán hàng. Người bán hàng hóa, dịch vụ phải lập bảng kê bán lẻ, theo từng lần bán, theo từng loại hàng; cuối ngày phải lập bảng kê gửi bộ phận kế toán làm căn cứ tính doanh thu và thuế GTGT .

    + Bộ phận kế toán phân loại doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán lẻ theo từng loại hàng hóa, dịch vụ và theo nhóm thuế suất GTGT, tính doanh thu và thuế GTGT phải nộp của hàng hóa, dịch vụ bán ra theo qui định. Cuối tháng bộ phận kế toán sẽ xuất hóa đơn bán lẻ hàng hóa dịch vụ theo nhóm thuế suất, kèm bảng kê bán lẻ, những hóa đơn này liên 2 không xé rời khỏi cuống .

   + Cột (2)  : Đơn giá là giá bán lẻ hàng hoá ( đã có thuế VAT) .

Cách tính doanh thu chưa thuế áp dụng công thức sau :

  

 6/ Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn, VCNB ( Mẫu số :26BC/HĐ)

+ Cột (B) : Ghi tên của từng loại hoá đơn, VCNB đang sử dụng .

+ Cột (C) : Ghi ký hiệu HĐ, VCNB .

+ Cột (1) : Ghi số HĐ, VCNB còn lại của tháng trước chuyển tháng sau .

+ Cột (2) : Ghi số HĐ, VCNB mới lĩnh tăng trong tháng .

+ Cột (3) : Ghi số cộng của cột 1 và cột 2.

+ Cột (4) : Ghi số HĐ, VCNB đã sử dụng trong tháng.

+ Cột (5) : Ghi số HĐ, VCNB bị hủy.

+ Cột (6) : Ghi số HĐ, VCNB ẩm ướt mục nát, không sử dụng được, số bị hoả hoạn .

+ Cột (7) : Ghi số tổng cộng của cột 4,5,6.

+ Cột (8) : Số HĐ, VCNB còn lại đến kỳ báo cáo, số này bằng số liệu ở cột 3 trừ đi số liệu cột số 7.

 7/ Bảng kê doanh thu và thuế đầu ra  (PTV-QT-6.2.2-2/BM01)

+ Cột (2) : Ngày, tháng, năm, phát hành hoá đơn .

+ Cột (3) : Số hoá đơn ( ghi đủ 6 chữ số ) .

+ Cột (4) : Tổng doanh thu chưa thuế .

+ Cột (5,6,7,8) : Doanh thu chưa thuế phân loại theo nhóm thuế suất tương ứng .

+ Cột (9) : Tổng thuế GTGT .

+ Cột (10,11,12,13) : Thuế GTGT phân loại theo nhóm thuế suất tương ứng .

Tổng doanh thu chưa thuế và thuế GTGT đầu ra phải tương ứng với dòng số 1 biểu số 01/GTGT.

 

  8/ Bảng phân bổ thuế GTGT đầu vào theo doanh thu phát sinh (PTV-QT-6.2.2-2/BM02)

+ Dòng (I)   :  * Cột 7,8,9,10,11 : Tổng doanh thu tháng , phân loại theo nhóm thuế suất tổng hợp từ bảng kê doanh thu thuế đầu ra (PTV-QT-6.2.2-2/BM01)

 + Dòng (II)  : * Cột 7,8,9,10,11 : Tổng thuế GTGT đầu ra , phân loại theo nhóm thuế suất tổng hợp từ bảng kê  doanh thu thuế đầu ra.

+ Dòng (III) :  * Cột 7,8,9,10,11 : Tổng thuế GTGT phát sinh, phân bổ theo tỷ lệ doanh thu đầu ra phát sinh cho từng nhóm thuế suất .

+ Dòng (IV) : * Cột 7,9,10,11: Tổng số thuế đầu vào được khấu trừ, phân theo nhóm thuế suất

                      * Cột 8 : Chừa trống ( không được khấu trừ đầu vào vì đầu ra  không chịu thuế)

+ Dòng (V) :  * Cột 7,9,10,11 : Thuế GTGT phải nộp = thuế GTGT đầu ra – thuế đầu vào được khấu trừ.( loại bỏ phần thuế GTGT đầu vào không chịu thuế )

B - LẬP BỘ HỒ SƠ XUẤT KHẨU

   1/ Bảng kê bộ hồ sơ xuất khẩu

+ Cột (2) : Số hợp đồng xuất khẩu

+ Cột (3) : Ngày, tháng, năm, ký hợp đồng.

+ Cột (4) : Trị giá hợp đồng (tính bằng USD)

+ Cột (5) : Tên khách hàng ký hợp đồng

+ Cột (6) : T/ chất hợp đồng mua bán, gia công, ủy thác.

+ Cột (7) : Số TT

+ Cột (8) : số hoá đơn GTGT

+ Cột (9) : Ngày, tháng, năm xuất hoá đơn

+ Cột (10) : Tên khách hàng ghi trên hoá đơn

+ Cột (11) : Số lượng (cái, tấn, cuộn)

+ Cột (12) : Trị giá hàng hóa ghi trên hoá đơn

+ Cột (13) : Cước thuê tàu

+ Cột (14) : Số tờ khai hải quan

+ Cột (15) : Ngày thực xuất, ghi trên tờ khai

+ Cột (16) : Số lượng hàng thực xuất, ghi trên tờ khai, được CQ hải chứng thực

+ Cột (17) : Trị giá hàng thực xuất (tính bằng USD)

+ Cột (18) : Số ký hiệu Invoice

+ Cột (19) : Ngày lập Invoice

+ Cột (20) : Số lượng thực xuất trên Invoice

+ Cột (21) : Trị giá Invoice (tính bằng USD)

   Trên đây là quy trình lập báo cáo thuế GTGT – Bộ hồ sơ xuất khẩu hàng tháng của cơ sở, được các kế toán gởi về kế toán Thuế GTGT của Công Ty. Kế toánThuế GTGT Công Ty sau khi tổng hợp, trình Trưởng bộ phận duyệt sau đó trình Giám đốc duyệt,  nộp cho Cục Thuế theo các biểu mẫu quy định.

Đính kèm : 8 mẫu báo cáo thuế GTGT, 1 bảng kê bộ hồ sơ xuất khẩu.