CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CƠ BẢN ĐÁNH GIÁ TOÀN DIỆN “SỨC KHỎE” DOANH NGHIỆP
Trong bối cảnh các đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ và thị trường thường xuyên biến động, Chủ doanh nghiệp/CEO cần nhanh chóng đưa ra các quyết định điều hành giúp DN có những thay đổi phù hợp. Để làm được điều đó, trước hết cần hiểu rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp, bắt đúng bệnh mới tìm được giải pháp để trị bệnh.
Bài viết sẽ tổng hợp lại cách phân tích chỉ số tài chính cơ bản giúp CEO/chủ DN theo dõi toàn diện sức khỏe doanh nghiệp, hiểu được ý nghĩa và cách vận dụng các chỉ số trong điều hành.
1. Chỉ tiêu doanh thu của doanh nghiệp
Doanh thu, lợi nhuận và dòng tiền là ba trụ cột chính và cơ bản mà anh chị chủ doanh nghiệp cần quan tâm. Trong đó, khi nhắc đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thông thường chúng ta sẽ nghĩ đến doanh thu.
Để tồn tại được thì doanh nghiệp phải có doanh thu bởi nếu hàng hóa làm ra / nhập về cứ ứ đọng ở đó, không tạo ra doanh thu thì sẽ không có tiền để chi trả các khoản chi phí như chi phí cố định, chi phí văn phòng giá vốn….
Như vậy, điều kiện đầu tiên đối với doanh nghiệp là phải có doanh thu.
2. Chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp
Điều kiện thứ hai là doanh nghiệp phải có lợi nhuận, bởi lẽ thứ cuối cùng mà doanh nghiệp thu về là lợi nhuận. Có doanh thu lớn mà lợi nhuận âm thì hoạt động kinh doanh thực tế cũng không hiệu quả.
Khi làm kinh doanh, quan tâm đến lợi nhuận là điều tất yếu. Xem xét đánh giá lợi nhuận không chỉ là tìm hiểu xem hoạt động kinh doanh đã tạo ra bao nhiêu lợi nhuận mà còn từ những thông số này đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp, định hướng doanh nghiệp đến những thành công mới.
3. Chỉ tiêu dòng tiền của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có doanh thu, có lợi nhuận mà vẫn có thể rơi vào trạng thái nguy hiểm hoặc thậm chí phá sản?
Lý do là vì – yếu tố dòng tiền chính là lý giải cho tình trạng này. Dòng tiền của doanh nghiệp phải đảm bảo dương, tức là dòng tiền thực thu - dòng tiền thực chi >0.
Lấy ví dụ:
-
Doanh nghiệp A bán được 100 tỷ hàng hóa / 1 năm, nhưng phần lớn đều là hàng bán chịu, người mua chưa trả tiền, quản lý công nợ không tốt. Nếu gặp rủi ro như: không thu hồi được nợ từ người mua trong khi các khoản nợ phải trả đến hạn thanh toán, DN rất dễ gặp nguy cơ phá sản.
-
Doanh nghiệp B chỉ bán được 50 tỷ hàng hóa / 1 năm, nhưng doanh nghiệp B quản lý công nợ tốt, chính sách tốt và biết cách lựa chọn khách hàng. Doanh nghiệp B vẫn hoạt động hiệu quả hơn doanh nghiệp A dù doanh thu của doanh nghiệp B thấp hơn doanh nghiệp A.
Về quản lý dòng tiền, yếu tố này liên quan nhiều đến năng lực quản lý doanh nghiệp. Năng lực quản lý chưa tốt thì có lãi cũng chưa chắc đã có tiền và ngược lại. Ngược lại, có những doanh nghiệp quản lý dòng tiền cực tốt nhưng kinh doanh lại không tốt. Năng lực quản lý dòng tiền tốt nhưng doanh thu và lợi nhuận chưa đảm bảo thì cũng không có kết quả kinh doanh tốt được.
Như vậy, doanh thu – lợi nhuận – dòng tiền là 3 chỉ tiêu quan trọng hàng đầu mà doanh nghiệp cần quan tâm và không thể tách rời nhau. Các chỉ số này được theo dõi trên báo cáo KQKD và báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
Tiếp theo, CEO/Chủ doanh nghiệp cần nắm các chỉ số tài chính sâu hơn để thực sự hiểu “sức khỏe” tài chính của doanh nghiệp, đánh giá hoạt động tài chính đang có vấn đề ở đâu để đưa ra giải pháp điều chỉnh kịp thời.
4. Chỉ số Lợi nhuận biên
Công thức tính lợi nhuận biên:
Trong đó, lãi gộp = doanh thu thuần – giá vốn hàng bán
(Giá vốn hàng bán là chi phí trực tiếp tương ứng với phần doanh thu có được)
Tỷ số này cho biết 100 đồng doanh thu thuần thì lãi gộp doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng. Tính tỷ số này để đánh giá được xem quản lý chi phí giá vốn của doanh nghiệp đang có chiều hướng tốt hơn hay xấu đi.
Ví dụ: lợi nhuận biên gộp của tháng trước là 20%, tháng này là 15% cho thấy giá vốn hàng bán đang có chiều hướng tăng lên. Doanh nghiệp đang mất nhiều chi phí hơn để sản xuất 1 sản phẩm bán ra. Lúc này DN cần rà soát lại các chi phí sản xuất xem khoản nào bị trội lên, nguyên nhân là gì, từ đó tìm hướng điều chỉnh.
Thông thường, doanh nghiệp ổn định thì lợi nhuận biên sẽ ổn định. Các ngành nghề khác nhau thì lợi nhuận biên sẽ khác nhau. Lợi nhuận biên là chỉ tiêu được sử dụng để so sánh giữa các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành nghề, không sử dụng để so sánh giữa các ngành nghề với nhau.
Vậy làm thế nào để tìm được tỷ số lợi nhuận biên của ngành nghề mà DN đang kinh doanh? Hiện nay chưa có kênh nào đưa ra thông tin này. Cách đơn giản nhất là vào website của một công ty cùng ngành đang niêm yết trên thị trường chứng khoán và lấy số liệu của các doanh nghiệp đó để so sánh.
Điểm hay của tỷ số lợi nhuận biên là sử dụng chỉ số này đồng nghĩa với việc chúng ta bỏ qua được yếu tố quy mô doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhỏ, quy mô nhỏ, doanh thu nhỏ nhưng tỷ số lợi nhuận biên thường vẫn sẽ tương đương với doanh nghiệp lớn, quy mô lớn, doanh thu lớn.
Ngoài chỉ tiêu lợi nhuận biên gộp này, doanh nghiệp cũng nên chú ý theo dõi biên lợi nhuận ròng và biên lợi nhuận hoạt động để có đánh giá đầy đủ về hiệu quả kinh doanh của DN.
Số liệu để tính các chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh hàng tuần, hàng tháng, hàng quý.
5. Chỉ số tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu (ROE)
Để đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính sau cùng của doanh nghiệp, chúng ta sử dụng chỉ số ROE (Return On Equity)
Công thức tính:
Chỉ số này cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROE càng cao thì khả năng thu hồi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng lớn.
Mục tiêu của các doanh nghiệp là lợi nhuận và sau cùng thì phải quan tâm đến lợi nhuận tính trên vốn chủ sở hữu đã bỏ ra (lợi nhuận tính trên doanh thu chỉ là hiệu quả hoạt động kinh doanh)
Ví dụ: Nếu ROE của doanh nghiệp A lớn hơn 30% thì chỉ cần hơn 3 năm là doanh nghiệp A có thể thu hồi được vốn chủ sở hữu. Hay ROE của một doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam là 49% thì chỉ cần 2 năm là đã thu hồi được vốn chủ sở hữu.
Nếu như không thể dùng lợi nhuận biên để làm chỉ tiêu so sánh giữa các doanh nghiệp khác ngành nghề thì hoàn toàn có thể sử dụng ROE để so sánh giữa các doanh nghiệp không cùng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.
Lưu ý: Tại công thức kể trên Vốn chủ sở hữu bình quân và lợi nhuận sau thuế đều phải lấy trên báo cáo tài chính của cùng một thời kỳ
Có nhiều cách thức để tính vốn chủ sở hữu bình quân như:
-
= đầu kỳ + cuối kỳ / 2
-
= VCSH cuối quý / 4
-
= VCSH cuối tháng / 12
-
hoặc theo ngày, càng chi tiết càng tốt
Vậy ROE tối thiểu nên là bao nhiêu? Đó là câu hỏi được rất nhiều CEO/chủ doanh nghiệp quan tâm.
Nhiều người nghĩ rằng lấy lãi tiền gửi để so sánh với ROE. Tuy nhiên, nếu nghĩ theo cách này thì tốt nhất là không nên đi làm doanh nghiệp mà nên lấy tiền để gửi vào ngân hàng. Bởi lẽ đầu tư doanh nghiệp rủi ro hơn nhiều lần, ngân hàng khi cho vay còn yêu cầu người đi vay có tài sản đảm bảo đảm bảo hoặc trường hợp xấu nhất khi bán doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp phải trả nợ cho ngân hàng và các khoản nợ khác trước rồi mới tính đến phần của chủ sở hữu. Vì thế ROE tối thiểu phải lớn hơn lãi suất trung, dài hạn của ngân hàng thương mại. Không sử dụng lãi suất ngắn hạn vì vốn chủ sở hữu thường là không xác định thời hạn .
( Thông thường : Từ 15%- 30% suy nghĩ nên đầu từ không? Dưới 15% thì không nên đầu tư? Nếu cao quá thì cũng phải xem lại?)
6. Hệ số nợ của doanh nghiệp
Công thức tính:
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 23 luật số 69 QH13 thì đối với doanh nghiệp nhà nước, hệ số nợ không được vượt quá 75%. Đối với doanh nghiệp tư nhân, không có quy định nào yêu cầu hệ số nợ tối đa của doanh nghiệp tư
Như chúng ta đã biết, dùng nợ vào hoạt động kinh doanh chính là sử dụng đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên, đòn bẩy tài chính chính là một con dao hai lưỡi, doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy càng nhiều thì hệ số nợ càng cao và điều này thực tế cũng bao hàm rất nhiều rủi ro.
Nếu Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu > 1: Nghĩa là tài sản của doanh nghiệp chủ yếu là các khoản nợ vay vốn bên ngoài tài trợ.
Nếu Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu < 1: Nghĩa là tài khoản hiện có của doanh nghiệp do nguồn vốn chủ sở hữu tài trợ.
Vậy, nợ bằng bao nhiêu thì tốt? Nhiều người cho rằng, không dùng nợ thì nói gì là làm kinh doanh, nhưng thực tế phải là làm doanh nghiệp mà không biết dùng nợ vào hoạt động kinh doanh thì chưa phải là quản lý tài chính doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp biết cách dùng nợ hiệu quả, dùng càng nhiều thì ROE càng cao. Song nếu doanh nghiệp dùng nợ không hiệu quả thì dùng càng nhiều doanh nghiệp càng nhanh đi đến bờ vực.
Dùng nợ vay không phải do doanh nghiệp thiếu vốn mà là một biện pháp để khuếch đại ROE.
Ví dụ: Một doanh nghiệp có số tiền gửi ngân hàng trên ba tháng và dưới 1 năm là 11 nghìn tỷ; số nợ vay ngắn hạn của doanh nghiệp cũng tương tự là 11 nghìn tỷ. Doanh nghiệp này dùng nợ vay tốt nên đã lấy một phần vốn chủ sở hữu để gửi ngân hàng, lúc này sẽ thiếu hụt một phần vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp sẽ sử dụng nợ vay để bù đắp cho chỗ thiếu hụt này
7. Tỷ số sinh lời cơ sở (BEP)
Tỷ số sinh lời cơ sở là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng mỗi đồng nợ vay. Chúng ta không thể sử dụng ROE, ROA (tỷ suất sinh lời ròng của tài sản) được vì lợi nhuận để tính hai chỉ số này là lợi nhuận sau thuế. Chúng ta phải sử dụng lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) để đánh giá hiệsu quả sử dụng mỗi đồng nợ vay. Vì thế, ta có công thức tính:
Chỉ số này cho biết cứ 100 đồng vốn đang sử dụng vào hoạt động kinh doanh thì lợi nhuận trước lãi vay và thuế là bao nhiêu. Chúng ta sẽ sử dụng chỉ số này để so sánh với chi phí sử dụng nợ vay bình quân.
Nếu BEP lớn hơn chi phí sử dụng nợ vay bình quân thì doanh nghiệp đang có trạng thái đòn bẩy tài chính dương, tức là doanh nghiệp đang dùng nợ hiệu quả. Có thể coi BEP là chỉ tiêu duy nhất đánh giá trực diện về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
8. Khả năng thanh toán hiện hành (Current Ratio)
Tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều là những chỉ tiêu có tính thanh khoản tương tự như nhau. Vì vậy, chỉ số này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn hiện được đảm bảo thanh toán bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Chỉ số khả năng thanh toán hiện hành (CR) >1 , Nếu chỉ số này có giá trị giao động từ 2-3 là tốt.
9. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Công thức xác định:
Để đánh giá khả năng thanh toán nợ tốt hay không thì tỉ số khả năng thanh toán hiện hành không phải điều duy nhất mà chúng ta cần phải quan tâm. Chúng ta cần quan tâm thêm so sánh giữa dòng tiền thu và chi của doanh nghiệp. Nếu: Dòng tiền thu về – dòng tiền chi > 0 tức là khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp tốt và ngược lại.,
Nếu chỉ tiêu này mà bị âm trong 3 năm liên tiếp doanh nghiệp xem xét lại?
10. Vòng quay hàng tồn kho
Đầu tiên chúng ta đánh giá hiệu quả hàng tồn kho thông qua chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho. Công thức tính:
-
Lưu ý: trong công thức này hàng tồn kho bình quân phải tính theo tháng, quý, năm hoặc tính bằng cách lấy số đầu cộng số cuối và chia đôi.
-
Vì sao lại lấy giá vốn để tính vòng quay hàng tồn kho? Vì khi chúng ta bán hàng tồn kho đi thì chi phí kết chuyển vào giá vốn.
Ví dụ: Công ty A nhập về chiếc điện thoại 30 triệu, mỗi tháng chỉ bán được 1 chiếc, giả thiết doanh thu là 32 triệu. Vòng quay hàng tồn kho lúc này mỗi tháng quay đc 1 vòng. Nhưng mỗi tháng anh A bán 2 điện thoại thì doanh thu mỗi tháng là 64 triệu và giá vốn là 60 triệu, vậy thì 1 tháng quay đc 2 vòng.
Nếu chúng ta đang tính vòng quay hàng tồn kho theo tháng, cách tính số ngày lưu kho bình quân như sau:
Nếu chúng ta tính vòng quay hàng tồn kho theo năm thì cách tính số ngày lưu kho bình quân theo năm như sau:
Vòng quay hàng tồn kho cao thì hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng tốt hay số ngày lưu kho bình quân sẽ giảm. Dựa trên số ngày lưu kho này, DN có thể ước lượng được số ngày cần nhập hàng mới.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình thế khó khăn, không phải vì không có doanh thu, lợi nhuận mà bởi vì dòng tiền của doanh nghiệp đang bị “giam” tại hàng tồn kho và công nợ. Tức là doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho nằm “chết” trong kho hoặc công nợ lớn, bán nhiều hàng nhưng không thu được tiền về.
11. Vòng quay các khoản phải thu
Đối với chỉ tiêu vòng quay các khoản phải thu, công thức tính như sau:
Để nâng cao hiệu quả sử dụng mỗi đồng vốn lưu động thì cần rút ngắn chu kỳ kinh doanh. Doanh nghiệp có thể rút ngắn chu kỳ kinh doanh bằng cách đẩy nhanh tốc độ bán hàng, tức rút ngắn số ngày lưu kho. Chỉ tiêu chu kỳ kinh doanh mà chúng ta tính toán được cho phép đánh giá so sánh giữa chu kỳ kinh doanh và thời gian trả nợ của doanh nghiệp.
Ví dụ: Nếu chu kỳ kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp là 70 ngày, thời gian nợ là 90 ngày thì vẫn đảm bảo hoàn trả nợ được. Nhưng nếu vẫn chu kỳ kinh doanh 70 ngày mà thời gian cho nợ chỉ là 50 ngày thì doanh nghiệp hoàn toàn không đủ thời gian để đợi dòng tiền cho mục đích trả nợ, DN cần điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh.
12.Vòng quay các khoản phải trả
Chỉ tiêu này cho biết cứ mỗi đồng giá trị hàng hóa vật tư mua vào thì bình quân doanh nghiệp nợ bao nhiêu trong đó. Chỉ số này cho biết doanh nghiệp đã sử dụng chính sách tín dụng của nhà cung cấp như thế nào. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1.6 cũng cho biết doanh nghiệp ít chiếm dụng vốn của nhà cung cấp.
Trong đó:
Doanh số mua hàng thường niên = Giá vốn hàng bán+hàng tồn kho cuối kỳ - Hàng tồn kho đầu kỳ
Phải trả bình quân = (Phải trả trong báo cáo năm trước + phải trả năm nay)/2
13. Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn
Phân tích kết cấu tài sản là việc so sánh tổng hợp số vốn cuối kỳ với đầu năm ngoài ra ta còn phải xem xét từng khoản vốn (tài sản) của doanh nghiệp chiếm trong tổng số để thấy được mức độ đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Công thức hệ số cơ cấu tài sản:
Nếu là doanh nghiệp sản xuất phải có lượng dự trữ về nguyên liệu đầy đủ với nhu cầu sản xuất, nếu là doanh nghiệp thương mại phải có lượng hàng hoá đủ để cung cấp cho nhu cầu bán ra kỳ tới
Đối với khoản nợ phải thu tỷ trọng càng cao thể hiện doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều, hiệu quả sử dụng vốn thấp…
Khi phân tích kết cấu tài sản ta cần chú ý đến tỉ suất đầu tư. Tỉ suất đầu tư nói lên kết cấu tài sản, là tỉ lệ giữa trị giá tài sản cố định và đầu tư dài hạn so với tổng tài sản. Tỉ suất đầu tư cũng là chỉ tiêu thể hiện sự khác nhau của bảng cân đối kế toán giữa các doanh nghiệp khác nhau về đặc điểm, ngành nghề kinh doanh.
Tỉ suất này càng cao cho thấy năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài